Phiên bản 3.0: Khuyến cáo về triển khai các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 tại bệnh viện

Sở Y tế đã cập nhật “Khuyến cáo triển khai các hoạt động phòng chống dịch trong bệnh viện để bệnh viện không trở thành nơi lây nhiễm COVID – 19 trong giai đoạn dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trở lại” (phiên bản 3.0).

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, căn cứ vào những yêu cầu và hướng dẫn mới của Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo Thành phố, Sở Y tế đã cập nhật phiên bản mới về các hoạt động cần được triển khai tại các bệnh viện qua “Khuyến cáo triển khai các hoạt động phòng chống dịch trong bệnh viện để bệnh viện không trở thành nơi lây nhiễm COVID – 19 trong giai đoạn dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trở lại” (phiên bản 3.0).

Nội dung cụ thể như sau:

Khuyến cáo triển khai các hoạt động phòng chống dịch trong bệnh viện để bệnh viện không trở thành nơi lây nhiễm COVID – 19 trong giai đoạn dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trở lại (Phiên bản 3.0)

1. Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh tại bệnh viện để bệnh viện không trở thành nơi lây nhiễm COVID-19 và làm giảm nguy cơ lây nhiễm chéo các bệnh nhiễm trùng khác trong bệnh viện là trách nhiệm của mỗi cán bộ, viên chức và người lao động ở tất cả khoa, phòng trong bệnh viện. Tổ chức đánh giá và đánh giá lại mức đạt của bệnh viện theo “Bộ Tiêu chí Bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp” (theo Quyết định số 3088/QĐ-BYT ngày 16 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế) giúp định hướng cho bệnh viện xác định những vấn đề ưu tiên để hoạt động khám chữa bệnh an toàn, phòng chống lây nhiễm cho người bệnh, nhân viên y tế. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sự tuân thủ của nhân viên y tế tại tại các khoa, phòng trong toàn bệnh viện về các tiêu chí bệnh viện an toàn.

2. Thực hiện sàng lọc và kiểm tra y tế hoạt động 24/7 ở tất cả các cổng vào của bệnh viện, áp dụng cho mọi người khi đến bệnh viện, đảm bảo mỗi người đều phải mang khẩu trang, đo thân nhiệt, vệ sinh tay và thực hiện tờ khai y tế, đánh dấu nhận diện người đã qua sàng lọc. Nội dung tờ khai y tế cần thường xuyên cập nhật cho phù hợp với tình hình mới về diễn biến của dịch bệnh và phù hợp quy định. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện tờ khai y tế. Triển khai buồng khám sàng lọc ngay gần cổng vào hoặc tiền sảnh gần nơi thực hiện tờ khai y tế, biệt lập với các khoa, phòng khác; khu cách ly (nếu có) bố trí ở gần buồng khám sàng lọc, đảm bảo thông thoáng và tách biệt khỏi các khoa phòng khác của bệnh viện. Bố trí buồng cách ly tạm ở gần buồng khám sàng lọc nếu bệnh viện chưa có khu cách ly.

3. Tổ chức rà soát và sắp xếp lại các buồng khám tại khoa khám bệnh để tổ chức phân luồng người bệnh đến khám một cách hợp lý, đảm bảo người bệnh có triệu chứng sốt, triệu chứng hô hấp tách biệt khỏi những người bệnh khác ngay từ khi đến đăng ký khám bệnh. Tổ chức rà soát, có biện pháp bảo đảm an toàn tối đa, phòng chống lây nhiễm cho toàn bộ những người bệnh có nguy cơ cao, đặc biệt là người cao tuổi và người có bệnh lý nền. Sàng lọc kỹ lưỡng toàn bộ người bệnh đang điều trị tại các khoa lâm sàng, thực hiện cách ly tại khu vực riêng và chỉ định xét nghiệm sớm SARS- CoV-2 theo quy định.

4. Chuyển ngay người bệnh vào khu cách ly nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan đến COVID-19, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm và chuyển mẫu đến bệnh viện được phép thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2. Bố trí mỗi người bệnh một buồng riêng trong khi chờ kết quả xét nghiệm, nếu kết quả dương tính, chuyển người bệnh đến một trong các bệnh viện được phân công tiếp nhận điều trị. Tiến hành khử khuẩn và vệ sinh buồng bệnh ngay khi người bệnh rời khỏi khu cách ly. Trường hợp bệnh viện không có khu cách ly, cho người bệnh ở buồng cách ly tạm trong thời gian chờ làm thủ tục chuyển đến bệnh viện được phân công tiếp nhận để làm xét nghiệm, theo dõi và điều trị.

5. Hình thành buồng cấp cứu sàng lọc ngay tại khoa Cấp cứu của bệnh viện, tách biệt hẳn với bộ phận còn lại của khoa Cấp cứu. Buồng cấp cứu sàng lọc là nơi tiếp nhận đầu tiên đối với tất cả trường hợp người bệnh được chuyển đến khoa Cấp cứu, đảm bảo tất cả trường hợp cấp cứu sau khi được sơ cứu hoặc hồi sức cấp cứu đều được sàng lọc kỹ các yếu tố nguy cơ liên quan đến COVID-19 hoặc hội chứng cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng nghi do vi rút và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm theo quy định khi có chỉ định, chỉ chuyển người bệnh vào khoa Cấp cứu khi đã loại trừ khả năng nghi ngờ COVID-19. Đảm bảo nhân viên y tế thường trực tại buồng cấp cứu sàng lọc sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân đúng quy định. Tiến hành khử khuẩn và vệ sinh buồng cấp cứu sàng lọc ngay sau khi người bệnh rời khỏi. Thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện tại các đơn vị cấp cứu và hồi sức tích cực.

6. Tăng cường tầm soát và chỉ định xét nghiệm tìm SARS-CoV-2 đối với các trường hợp đến khám hoặc đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh có biểu hiện của hội chứng cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính diễn tiến nhanh, viêm phổi do vi-rút (theo Hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố). Cần đặc biệt quan tâm đối với các chùm ca bệnh (có từ 02 trường hợp mắc ở cùng một hộ gia đình hoặc cùng một lớp học hoặc cùng một phòng làm việc,…) hoặc nhóm người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính. Những trường hợp chưa rõ ràng cần liên hệ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố hoặc các bệnh viện tuyến cuối được Bộ Y tế phân công để được tư vấn. Khuyến khích các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa có đủ năng lực triển khai xét nghiệm RT-PCR tìm SARS-CoV-2 chủ động đề xuất với Bộ Y tế thẩm định và công nhận đủ điều kiện triển khai thực hiện.

7. Khi tiếp nhận người bệnh là người nước ngoài, hoặc người Việt Nam từ nước ngoài về hoặc từ các tỉnh, thành đang bùng phát dịch được chuyển về để điều trị tiếp vì các bệnh lý khác nhau phải thực hiện xét nghiệm tìm SARS-CoV-2, chăm sóc và theo dõi người bệnh trong khu cách ly của bệnh viện theo đúng quy định. Thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm tại chỗ, chụp X-quang và siêu âm tại giường khi có chỉ định đối với các trường hợp đang điều trị nội trú có xuất hiện triệu chứng nghi ngờ COVID-19 hoặc có biểu hiện hội chứng cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng nghi do vi rút để hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo với các khoa phòng khác trong bệnh viện. Bệnh viện tuyến trên ưu tiên tiếp nhận người bệnh nặng do tuyến dưới chuyển đến, và hạn chế tối đa các trường hợp khám bệnh thông thường mà tuyến dưới thực hiện được.

8. Thực hiện giãn cách tại các khu vực thường tập trung đông người trong bệnh viện, có biện pháp tác động để duy trì giữ khoảng cách tối thiểu 1m giữa người bệnh, thân nhân người bệnh, nhân viên bệnh viện. Đảm bảo môi trường thoáng khí ở các buồng bệnh. Không tổ chức hoạt động người nhà đến thăm bệnh, hạn chế tối đa người nhà chăm sóc người bệnh. Thực hiện việc cấp phát thuốc điều trị các bệnh mạn tính với thời gian dài hơn, tối đa không quá 03 tháng. Duy trì hoạt động của các “trạm vệ sinh tay” tại khoa Khám bệnh và các khoa, phòng trong bệnh viện, có giải pháp khuyến khích người bệnh, thân nhân người bệnh, nhân viên bệnh viện thường xuyên rửa tay hoặc sát trùng tay. Nếu bệnh viện có khu nhà lưu trú dành riêng cho thân nhân người bệnh, đảm bảo vệ sinh, thông thoáng, cung cấp đủ dung dịch vệ sinh tay, kiểm tra thường xuyên việc tuân thủ mang khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu, kịp thời phát hiện các trường hợp mới phát bệnh để cách ly, theo dõi. Triển khai khám bệnh theo giờ hẹn trước, đẩy nhanh tiến độ và đa dạng hoá các loại hình thanh toán viện phí không dùng tiền mặt.

9. Đảm bảo cung ứng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân cho tất cả nhân viên y tế trực tiếp tham gia công tác khám, chữa bệnh hoặc thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng, trực tiếp chăm sóc, điều trị người bệnh nghi ngờ hay mắc COVID-19 hoặc có biểu hiện của hội chứng cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng nghi do vi rút. Đảm bảo nhân viên bệnh viện phải sử dụng đúng các loại phương tiện phòng hộ cá nhân trong từng tình huống cụ thể theo hướng dẫn của Bộ Y tế và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (Rational use of personal protective equipment for Corona virus disease 2019 (COVID-19)-WHO, 27/02/2020). 

Phiên bản 3.0: Khuyến cáo về triển khai các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 tại bệnh viện

Phiên bản 3.0: Khuyến cáo về triển khai các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 tại bệnh viện

Phẫu thuật u não bằng robot, rồi đến mổ tỉnh xuất huyết não, những ca phẫu thuật đầy thử thách đó đã được thực hiện thành công tại Việt Nam. “Người đưa đò” cho các ca mổ cập bến an toàn là BS.CK2 Lưu Kính Khương, trưởng khoa Gây mê hồi sức ngoại, Bệnh viện Nhân dân 115.
Phiên bản 3.0: Khuyến cáo về triển khai các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 tại bệnh viện

Phiên bản 3.0: Khuyến cáo về triển khai các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 tại bệnh viện

Phẫu thuật u não bằng robot, rồi đến mổ tỉnh xuất huyết não, những ca phẫu thuật đầy thử thách đó đã được thực hiện thành công tại Việt Nam. “Người đưa đò” cho các ca mổ cập bến an toàn là BS.CK2 Lưu Kính Khương, trưởng khoa Gây mê hồi sức ngoại, Bệnh viện Nhân dân 115.
Phiên bản 3.0: Khuyến cáo về triển khai các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 tại bệnh viện

Phiên bản 3.0: Khuyến cáo về triển khai các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 tại bệnh viện

Phẫu thuật u não bằng robot, rồi đến mổ tỉnh xuất huyết não, những ca phẫu thuật đầy thử thách đó đã được thực hiện thành công tại Việt Nam. “Người đưa đò” cho các ca mổ cập bến an toàn là BS.CK2 Lưu Kính Khương, trưởng khoa Gây mê hồi sức ngoại, Bệnh viện Nhân dân 115.

Tiêu đề

BỆNH VIỆN THÂN DÂN

Địa chỉ: 686 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5, Thành phố Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 02838384030

Email : benhvienthandan@gmail.com

Copyright © 2020, bản quyền thuộc về BỆNH VIỆN THÂN DÂN

BỆNH VIỆN THÂN DÂN

Facebook page